Hôm nay, ngày 16 tháng 12 năm 2024

Mô hình canh tác lúa ở Nghệ An

Mô hình canh tác lúa cải tiến SRI tại Nghệ An
 

Vụ xuân 2008, Chi cục BVTV Nghệ An triển khai mô hình thí nghiệm chương trình canh tác lúa cải tiến SRI tại 2 điểm thuộc xã Xuân Hoà và Hùng Tiến, Nam Đàn, Nghệ An.

Mặc dù mỗi mô hình chỉ có diện tích 2.000 m2 nhưng trên ruộng lại triển khai cùng một lúc 5 công thức về mật độ cấy, 5 công thức về liều lượng phân bón và 3 công thức về tuổi mạ khi cấy xuống ruộng. Điều làm người dân Nam Đàn phấn khởi là dù ở công thức nào, giống lúa Khang dân 18 được làm tại mô hình đều cho năng suất cao hơn lúa đối chứng cùng loại.

Ông Lê Văn Thiều, Chi cục trưởng Chi cục BVTV Nghệ An cho biết: Vụ xuân 2008, do rét đậm kéo dài 38 ngày liền nên số lúa cấy đợt 1 đã bị chết rét hoàn toàn. Khi làm lại mô hình anh em kỹ thuật và bà con nông dân rất vất vả. Thời kỳ lúa trỗ, phơi màu lại gặp không khí lạnh cuối mùa trên diện rộng nên có ảnh hưởng ít nhiều tới kết quả thí nghiệm… Điều đáng mừng là ngoại trừ công thức I (cấy 11 dảnh/m2 chỉ được 55 tạ/ha) còn 4 công thức còn lại trên ruộng thí nghiệm đều đạt năng suất cao hơn lúa đối chứng: 60 tạ/ha (cấy 16 dảnh/m2); 69,3 tạ/ha (cấy 25 dảnh/m2); 62 tạ/ha (cấy 30 dảnh/m2) và 62,3 tạ/ha (cấy 36 dảnh/m2).

Chúng tôi chủ trương dùng giống lúa thuần Khang dân 18 làm thí nghiệm là để người dân dễ đánh giá hiệu quả của mô hình từ đó giúp họ nhận thức lại việc sử dụng giống, phân bón, nước tưới và thuốc BVTV như thế nào là hợp lý khi thực hiện chủ trương "3 giảm, 3 tăng" mà Bộ NN-PTNT đang khuyến cáo cho một nền nông nghiệp sạch, bền vững. Điều kiện bắt buộc của mô hình là sử dụng mạ non theo 3 công thức (mạ 1,5 đến 2 lá; loại 2 đến 2,5 lá và loại 3 đến 4 lá), chỉ cấy 1 dảnh/khóm, cấy cạn và số khóm thưa. Về phân urê chúng tôi đưa ra 5 công thức: 0 kg; 3 kg; 6 kg; 9 kg; 12 kg urê/500 m2.

Khi cây lúa đến kỳ đẻ nhánh, chúng tôi cho rút hết toàn bộ nước trên ruộng, chỉ giữ cho ruộng đủ độ ẩm để cây lúa có điều kiện đẻ nhánh khoẻ nhất. Trên thực tế tại mô hình lúa cấy khi mạ được 2 - 2,5 lá, bình quân số bông hữu hiệu/khóm đạt cao nhất. Kết quả thí nghiệm trên ruộng cho thấy nếu cấy mạ độ tuổi từ 2,5 lá với mật độ thưa thì cây lúa vào thời kỳ đẻ nhánh sẽ tận dụng được lượng bức xạ mặt trời nhiều nhất nên đẻ nhánh nhiều (9,6 bông hữu hiệu/khóm) và ít bị sâu cuốn lá nhỏ nhất, số hạt chắc trên bông cũng có tỷ lệ cao nhất… Vụ xuân 2009, chúng tôi sẽ đầu tư mở rộng mô hình ra 20 ha tại Nam Đàn.

Trao đổi với chúng tôi, bà Nguyệt Minh, điều phối viên Oxfam Québec (Canađa) cho biết: Thực ra mô hình mà Chi cục BVTV Nghệ An đang hướng dẫn bà con làm tại Nam Đàn đã được một nhà truyền đạo triển khai tại Mađagatxca từ những năm 80 của thế kỷ trước. Sau đó công nghệ này được Trường Đại học Cornell (Mỹ) tiếp tục nghiên cứu và phổ biến tại Mỹ và một số nước từ thế kỷ 20. Tại Việt Nam, Oxfam Québec (Canađa) và Oxfam (Mỹ) CRS hỗ trợ kinh phí triển khai mô hình tại Hà Tây từ mấy năm nay. Hiệu quả của mô hình được bà con đánh giá rất cao nên vụ xuân 2007, Hà Tây đã đưa ra đại trà được 5.000 ha, bước sang vụ xuân 2008, Hà Tây mở rộng được 25.000 ha. Mô Hình canh tác lúa cải tiến SRI sẽ giúp bà con nông dân giảm được chi phí các loại như: Phân bón, thuốc BVTV, nước và cải thiện được tình trạng ô nhiễm môi trường lâu nay.

Bà Nguyễn Thị Liên, 61 tuổi, trú tại xóm 2 , HTX Hùng Tiến, người trực tiếp tham gia mô hình phấn khởi nói: Làm ruộng theo phương pháp SRI có nhiều cái lợi lắm. Thứ nhất là lợi về giống. Trước đây chúng tôi dùng lúa Khang dân 18 gieo mạ cấy hết bình quân từ 2,5 đến 3 kg thóc giống/500 m2 (gieo sạ từ 3,5 đến 4 kg) nay làm theo mô hình SRI chỉ hết 0,8 kg. Cái lợi thứ 2 là tiếp kiệm được phân bón. Trước đây bình quân phải sử dụng từ 10 -12 kg urê/sào, nay chỉ hết 6 đến 7 kg/sào. Thứ 3 là không phải dùng thuốc diệt cỏ, lúa lại ít sâu bệnh nên chi phí thuốc BVTV cũng giảm đáng kể. Cái lợi thứ tư là tiết kiệm nước. Khi lúa đẻ nhánh, nước trên ruộng được rút hết nên giảm được 2 lần lấy nước cho lúa. Cái lợi thứ 5 là cấy thưa nên thời gian gieo cấy nhanh, mạ ít nên công và chi phí làm mạ che phủ nilon cũng hết ít. Cái lợi cuối cùng là môi trường sống cho người và gia súc cũng trong lành hơn, thiên địch của các loại sâu bệnh trên ruộng có điều kiện sinh trưởng và phát triển… Vụ xuân tới không được đầu tư tôi cũng động viên con làm hết diện tích bằng phương pháp này.

Ông Nguyễn Trọng Tá, Chủ nhiệm HTX Xuân Hoà khẳng định: Mô hình SRI thật tuyệt vời. Năng suất cao, tiết kiệm được nhiều thứ dù nó chỉ áp dụng được trên diện tích canh tác chủ động được nước. Vụ xuân tới chúng tôi sẽ chỉ đạo làm theo mô hình này khoảng 70 ha, năm tiếp theo sẽ phấn đấu làm hết toàn bộ 200 ha diện tích chủ động nước.

Ông Từ Trọng Kim, Trưởng phòng kỹ thuật, Sở NN-PTNT cho biết thêm: Vụ xuân Nghệ An có khoảng 80.000 ha chủ động nước, vụ hè thu cũng có khoảng 50.000 ha chủ động nước. Nếu các địa phương áp dụng được mô hình này ra đại trà thì sẽ giảm chi phí đầu tư rất lớn. Riêng giống lúa giảm được 50 kg/ha, tính ra sẽ giảm được chi phí về giống cho nông dân hàng chục tỷ đồng/năm…

dịch vụ seo trợ giúp cho công ty đã cố vấn cho bàn ghế hòa phát va san pham bình nóng lạnh gốm sứ bát tràng va buồn nôn va san pham cua chụp ảnh cưới đà nẵng dang theo du an cửa cuốn nhôm cung nhu san pham gốm sứ bát tràng dang su dung túi đeo chéo nam Việc làm đà nẵng hôm nay ù tai túi đựng ipad cho thuê văn phòng quận 1can ho central Premium du an can ho central Premium cua tuan lam nhe ban.dầu dừa

Hướng dẫn canh tác lúa
Liên kết website